Hàng tồn kho (hãy xem phần Số lượng hàng)

Trường inventory trong Danh mục sản phẩm biểu thị mức tồn kho của mỗi sản phẩm hiện có để bán trong Cửa hàng trên Facebook hoặc Tài khoản mua sắm trên Instagram của bạn. Giá trị này được thể hiện trong Trang chi tiết sản phẩm (PDP) và giúp người mua biết được số lượng mặt hàng hiện có. Việc đảm bảo giá trị này luôn chính xác và cập nhật đóng vai trò rất quan trọng đối với trải nghiệm, vì giá trị này cho biết khi nào sản phẩm hết hàng hoặc có thể dẫn đến tình trạng bán vượt mức nếu không chính xác.

LƯU Ý: Chúng tôi sẽ ngừng sử dụng trường inventory và thay thế bằng trường quantity_to_sell_on_facebook mới. Mặc dù chúng tôi vẫn sẽ hỗ trợ tên trường cũ trong thời gian tới, nhưng bạn nên sử dụng tên mới. Hãy xem phần Các trường được hỗ trợ cho sản phẩm - Quảng cáo danh mục Advantage+ và thương mại để biết thêm thông tin về điểm cập nhật này.

Lưu ý: Bạn không thể gắn thẻ hoặc mua một mặt hàng chưa thiết lập hàng tồn kho. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng mặt hàng đó cho quảng cáo danh mục Advantage+ mà không cần thanh toán.

Biến động về hàng tồn kho

inventory là một trường động. Nghĩa là giá trị của trường này biến động khi mọi người mua sản phẩm trong Cửa hàng trên Facebook hoặc Tài khoản mua sắm trên Instagram của bạn. Bất cứ khi nào người dùng đặt hàng, mức tồn kho của sản phẩm tương ứng sẽ giảm xuống.

Nền tảng thương mại sẽ tự động tăng giá trị này hoặc bổ sung sản phẩm trong trường hợp người dùng hủy đơn đặt hàng. Trong trường hợp người bán hủy đơn đặt hàng, bạn có thể bổ sung sản phẩm tại thời điểm hủy và tăng mức tồn kho tương ứng bằng cách đặt trường restock_items của điểm cuối API hủy đơn đặt hàng.

Giá trị mà bạn cung cấp qua tính năng tải lên danh mục sản phẩm hoặc các kỹ thuật khác (hãy xem phần Chiến lược cập nhật hàng tồn kho để biết thêm thông tin) được xem là nguồn đáng tin cậy và luôn được sử dụng để ghi đè giá trị đã lưu vào bộ nhớ đệm trên hệ thống phụ trợ của chúng tôi.

Chúng tôi duy trì các loại số lượng hàng tồn kho sau đây:

  • Hàng tồn kho được cung cấp là giá trị mà bạn cung cấp qua tính năng tải lên danh mục sản phẩm hoặc các kỹ thuật khác (hãy xem phần Chiến lược cập nhật hàng tồn kho để biết thêm thông tin).
  • Hàng tồn kho hiện có là giá trị mà khách hàng có thể mua và không được xem là đơn đặt hàng đã xử lý.

Hãy xem phần Vòng đời sản phẩm để tìm hiểu thêm về các loại hàng tồn kho này.

Sản phẩm hết hàng

Khi mọi người mua sản phẩm trong Cửa hàng trên Facebook hoặc Tài khoản mua sắm trên Instagram của bạn, giá trị inventory sẽ giảm xuống. Khi giá trị này còn 0, chúng tôi sẽ đánh dấu sản phẩm là "Hết hàng" và không cho phép bất kỳ ai mua thêm sản phẩm. Bạn nên nỗ lực hết sức để bổ sung sản phẩm thường xuyên do sản phẩm "Hết hàng" sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng và mức độ nhận thức về thương hiệu của bạn.

Nếu người mua tìm kiếm một sản phẩm Hết hàng, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để chuyển trang Chi tiết sản phẩm đến một mẫu mã khác "Còn hàng" dựa trên giá trị inventory của mẫu mã sản phẩm trong danh mục sản phẩm của bạn.

Sản phẩm ngừng sản xuất

Khi một sản phẩm bị ngừng sản xuất, bạn có thể chỉ cần xóa sản phẩm đó khỏi danh mục sản phẩm. Chúng tôi không khuyến nghị hành động này.

Việc xóa sản phẩm khỏi danh mục có thể dẫn đến tác động không mong muốn, chẳng hạn như thẻ sản phẩm hoặc hình ảnh biến mất. Bạn chỉ nên xóa sản phẩm sau một thời gian dài (nhiều tháng).

Thay vì xóa sản phẩm, bạn nên đặt trường visibility của sản phẩm ngừng sản xuất là staging. Như vậy, Nền tảng thương mại có thể liên kết sản phẩm của bạn trở lại với một thực thể đã biết và quản lý các tình huống khác nhau một cách linh hoạt.

Vòng đời sản phẩm

Mỗi khi bạn cập nhật hàng tồn kho, chúng tôi sẽ cập nhật hàng tồn kho được cung cấp. Con số này không tương ứng với số lượng mặt hàng hiện có để khách hàng mua sắm. Chúng tôi theo dõi các đơn đặt hàng vừa nhận được (có thể ở trạng thái khác nhau) và trừ đi những đơn đặt hàng chưa xác nhận để tính giá trị hàng tồn kho hiện có cuối cùng. Con số này có thể không được tiết lộ ra bên ngoài nền tảng của chúng tôi.

Hàng tồn kho hiện có = Hàng tồn kho được cung cấp - Đơn đặt hàng chưa xác nhận.

Sau khi đơn đặt hàng được xác nhận, bạn có thời gian 30 phút để xử lý đơn đặt hàng và cập nhật số lượng hàng tồn kho (thông qua danh mục) trước khi chúng tôi xóa những đơn đặt hàng đã xác nhận đó khỏi bộ đếm.

Bán vượt mức

Để mở rộng Nền tảng thương mại cho hàng nghìn người bán, chúng tôi đã cân nhắc đưa ra quyết định không hỗ trợ quản lý hàng tồn kho đồng bộ. Do đó, chúng tôi không hỗ trợ các giao dịch mua ở dạng nguyên tử cùng với mức tồn kho đang giảm trong kho của bạn. Nếu hàng tồn kho được dùng chung trên nhiều kênh, bạn có thể bán sản phẩm vượt mức ngoài dự kiến trên Facebook hoặc Instagram. Tình trạng này có thể xảy ra đối với những sản phẩm bán chạy có số lượng giới hạn.

Khi không thể thực hiện đơn đặt hàng do tình trạng bán vượt mức, bạn nên khởi tạo quy trình hủy đơn đặt hàng và đặt reason_codeOUT_OF_STOCK.

Nếu tình trạng bán vượt mức thường xuyên xảy ra, bạn có thể xử lý đơn đặt hàng thường xuyên hơn và điều chỉnh mức tồn kho của sản phẩm cho phù hợp.

Chiến lược tích hợp hàng tồn kho

Bạn có thể cập nhật hàng tồn kho theo cách khác tùy vào loại hình tích hợp mà bạn đang thực hiện:

  • Qua giao diện người dùng của Công cụ quản lý thương mại (nhóm sản phẩm nhỏ, thử nghiệm, v.v.)
  • Nguồn cấp dữ liệu với tính năng tải lên theo lịch hoặc thủ công
  • Qua API Nguồn cấp dữ liệu
  • Qua API Hàng loạt

Chiến lược cập nhật hàng tồn kho

Do tính chất không đồng bộ của hệ thống phân tán, giá trị inventory trong danh mục sản phẩm của bạn có thể không đồng bộ, bất kể tần suất bạn cập nhật mức hàng tồn kho. Dưới đây là một số kỹ thuật bạn có thể cân nhắc để giảm thiểu tình trạng tương tranh.

Hàng tồn kho được phân bổ trước

Cách hiệu quả nhất để tránh tình trạng bán vượt mức là phân bổ trước hàng tồn kho cho Cửa hàng trên Facebook hoặc các Kênh mua sắm trên Instagram. Việc phân bổ hàng tồn kho cho từng kênh bán hàng giúp đảm bảo hoạt động bán hàng ở các kênh không ảnh hưởng đến nhau. Bạn có thể áp dụng chiến lược này cho một phần hoặc toàn bộ danh mục sản phẩm.

Sản phẩm bán chậm

Đối với những sản phẩm được bán với tốc độ thông thường hoặc có nhiều hàng tồn kho, nguy cơ bán vượt mức tương đối thấp. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng chiến lược cập nhật danh mục sản phẩm đơn giản:

  • Đặt cấu hình nguồn cấp dữ liệu theo lịch để cập nhật hàng ngày/hàng giờ. Nguồn cấp dữ liệu này cần chứa tất cả các trường, bao gồm cả giá trị inventory mới nhất.

Sản phẩm bán chạy

Đối với những sản phẩm bán chạy, có ít hàng tồn kho hoặc biến động mạnh, bạn có thể cập nhật các trường dễ thay đổi như inventory kịp thời hơn. Bạn có thể sử dụng API Hàng loạt trong thời gian thực cho mục đích này. Dưới đây là chiến lược chung mà bạn có thể thực hiện:

  • Đặt cấu hình nguồn cấp dữ liệu theo lịch để cập nhật hàng ngày/hàng giờ. Nguồn cấp dữ liệu này cần chứa tất cả các trường bắt buộc trong Danh mục sản phẩm và bỏ qua những trường dễ thay đổi như inventory. Mục đích của nguồn cấp dữ liệu này là cập nhật những trường có bản chất tĩnh hơn và trì hoãn việc cập nhật các trường dễ thay đổi qua API Thời gian thực.
  • Hãy sử dụng API Hàng loạt trong thời gian thực để cập nhật các trường dễ thay đổi như inventory khi giá trị thay đổi trong hệ thống phụ trợ của bạn hoặc theo tần suất cố định. Để đảm bảo tính nhất quán, bạn không được thêm các trường được cập nhật bằng kỹ thuật này vào nguồn cấp dữ liệu.

Dưới đây là ví dụ minh họa nội dung cập nhật qua API Hàng loạt trong thời gian thực:

curl \
  -d @body.json \
  -H "Content-Type: application/json"
  {
    "access_token": "<ACCESS_TOKEN>",
    "item_type": "PRODUCT_ITEM",
    "requests": [      
      {
        "method": "UPDATE",
        "retailer_id": "SKU1234567",
        "data": {
          "inventory": "1337",
        }
      }
    ]
  } https://graph.facebook.com/<CATALOG_ID/batch

Các yêu cầu API Hàng loạt không đồng bộ. Bạn cần kiểm tra trạng thái và kết quả của yêu cầu để đảm bảo tất cả quá trình cập nhật đều thành công. Hãy xem tài liệu về API Hàng loạt để biết thêm thông tin.

Nếu số lượng sản phẩm cần quản lý nhỏ, bạn cũng có thể cập nhật riêng từng sản phẩm bằng API Đồ thị thay vì sử dụng API Hàng loạt trong thời gian thực. Do API Đồ thị bị giới hạn tốc độ, nên phương pháp này chỉ áp dụng cho một số lượng nhỏ sản phẩm. Số lượng sản phẩm chính xác bạn có thể cập nhập bằng phương pháp này tùy thuộc vào hạn mức được áp dụng cho ứng dụng Facebook của bạn. Kinh nghiệm cho thấy bạn nên sử dụng API Hàng loạt trong thời gian thực nếu đang cập nhật nhiều hơn hàng chục sản phẩm cùng lúc.

Để cập nhật các trường cụ thể trong một sản phẩm, bạn có thể thực hiện lệnh gọi API sau:

curl -d "inventory=1337" -X POST 
https://graph.facebook.com/<FACEBOOK_PRODUCT_ID>
access_token: PAGE_ACCESS_TOKEN

Nếu sử dụng API Đồ thị, bạn nên dùng ID sản phẩm trên Facebook. Nếu sử dụng API Hàng loạt, bạn nên dùng ID riêng của mình, hay retailer_id.

Ngưỡng hàng tồn kho

Một kỹ thuật thường dùng khác để giảm thiểu tình trạng bán vượt mức là thận trọng khi phân bổ hàng tồn kho. Ví dụ: khi xác định được một mặt hàng cụ thể sắp Hết hàng trong kho, bạn có thể đặt mức hàng tồn kho trong Danh mục sản phẩm là 0. Giải pháp này sẽ tối ưu hóa tình trạng bán dưới mức một cách hiệu quả, nhưng sẽ giúp ích khi bạn đang lo ngại về tình trạng bán vượt mức.

Nếu biết rõ tốc độ bán của từng sản phẩm, bạn có thể phân vùng sản phẩm thành nhiều nhóm và áp dụng ngưỡng khác nhau cho từng nhóm tùy theo hồ sơ bán hàng. Sản phẩm bán chạy thường cần có giá trị ngưỡng cao hơn. Sản phẩm bán chậm có thể sử dụng giá trị ngưỡng thấp hơn để được đánh dấu là Hết hàng.