Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn này và tích hợp với nhiều thành phần của API Thương mại nhất có thể. Tốt nhất là tích hợp với tất cả thành phần phù hợp với trường hợp sử dụng của bạn.
Với vai trò là nhà phát triển, nhiều khả năng bạn thuộc một trong các hạng mục sau:
Người bán: Bạn thuộc một công ty thương mại điện tử có ngăn xếp kỹ thuật tùy chỉnh riêng và muốn tích hợp với API Thương mại của Meta để cho phép một (hoặc một số) Cửa hàng hoạt động trên công nghệ của Meta.
Nhà cung cấp/Đối tác công nghệ: Bạn thuộc một công ty nền tảng thương mại điện tử hoặc một công ty cung cấp dịch vụ phần mềm cho các doanh nghiệp thương mại điện tử đang hoạt động, nhưng không có Cửa hàng riêng (gọi chung là nhà cung cấp hoặc đối tác công nghệ thương mại) và bạn muốn tích hợp với API Thương mại của Meta thay mặt cho nhiều cửa hàng mà nền tảng của bạn hỗ trợ.
Trong cả hai hạng mục, chất lượng của tiện ích tích hợp sẽ có tác động đáng kể khi khách hàng tương tác với các sản phẩm và Cửa hàng do API Thương mại của chúng tôi quản lý. Hướng dẫn này đặc biệt tập trung vào việc hỗ trợ các nhà phát triển đối tác muốn:
Tích hợp với API Thương mại của chúng tôi.
Xem tổng quan và "bức tranh toàn cảnh" về tất cả những thành phần cần thiết để xây dựng tiện ích tích hợp chất lượng cao thông qua API Thương mại của Meta.
Tìm hiểu cách tiện ích tích hợp có thể mang đến kết quả kinh doanh tích cực: tìm khách hàng mới, chốt thêm giao dịch bán hàng và tận dụng thành công quảng cáo của Meta để thúc đẩy những kết quả tương tự.
Người mua có tiêu chuẩn rất cao khi đưa ra quyết định mua hàng. Người mua sẽ tìm kiếm nhiều thông tin về sản phẩm họ đang cân nhắc mua. Người mua muốn có giá tốt và mong muốn tìm thấy chương trình giảm giá và khuyến mãi trong Cửa hàng giống như hiển thị trên trang web riêng của người bán. Người mua cần được cập nhật kịp thời thông tin vận chuyển, theo dõi và trả lại hàng chính xác liên quan đến đơn đặt hàng của mình.
Việc cung cấp tất cả thành phần này cho Meta là chìa khóa để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của người mua với Cửa hàng.
Tại Meta, chúng tôi cho phép nhà phát triển bên thứ ba xây dựng các hệ thống tích hợp với nền tảng Instagram và Facebook thông qua tập hợp các điểm cuối API Thương mại, gọi chung là một phần của API Đồ thị. Trong tài liệu này, chúng tôi mô tả quy trình dành cho nhà phát triển cấp cao và các thành phần liên quan đến việc xây dựng tiện ích tích hợp API Thương mại chất lượng cao.
Bạn phải có doanh nghiệp được thiết lập và đã xác minh trên Meta
Bạn phải ký kết các hợp đồng thương mại bắt buộc, bao gồm Bản sửa đổi nhà cung cấp công nghệ và Điều khoản bổ sung
Bạn phải nắm vững các khái niệm về API Đồ thị - phương thức chính để đọc và ghi dữ liệu vào nền tảng thương mại của Meta
Để gửi yêu cầu đến các điểm cuối API Đồ thị này, trước tiên, bạn cần tạo ứng dụng trong cổng thông tin Meta for Developers. Trong ngữ cảnh này, ứng dụng biểu thị tập hợp các tính năng mà phần mềm bên thứ ba được cấp quyền truy cập trên hệ thống của Meta. Mọi lệnh gọi API bạn thực hiện đến hệ thống của Meta đều được liên kết với ứng dụng này và các tính năng sẽ xác định lệnh gọi API mà phần mềm của bạn có quyền truy cập. Ứng dụng này được liên kết với thực thể doanh nghiệp của bạn trên Meta. Mô hình dữ liệu của Meta được thiết kế sao cho tất cả tài sản bạn tạo để điều hành hoạt động kinh doanh trên Meta đều thuộc sở hữu của đối tượng thực thể kinh doanh này. Đối tượng thực thể kinh doanh sở hữu ứng dụng cũng có thể sở hữu Trang Facebook, tài khoản Instagram, tài khoản quảng cáo và danh mục sản phẩm của bạn.
Trong quy trình phê duyệt trước ứng dụng, bạn cần cung cấp mã truy cập cho mỗi lệnh gọi khi thực hiện lệnh gọi API. Ứng dụng có thể dùng mã truy cập này để truy cập vào nền tảng của Meta thay mặt cho người dùng. Mã truy cập tương đương với khóa kỹ thuật số giúp duy trì trạng thái đăng nhập vào Facebook của người dùng. Nhờ đó, người dùng không cần phải nhập lại mật khẩu mỗi lần phần mềm bên thứ ba cần truy cập vào nền tảng của Meta thay mặt cho người dùng đó.
Với vai trò là nhà phát triển đối tác muốn xây dựng tiện ích tích hợp thương mại để quản lý nhiều cửa hàng, bạn cần phải lưu trữ nhiều mã truy cập - một mã cho mỗi cửa hàng được hỗ trợ và đang bán hàng trên các kênh Facebook và Instagram.
Để bắt đầu, hãy tạo tài khoản thương mại thử nghiệm, liên kết các tài sản và tạo mã truy cập tương ứng dùng để phát triển tiện ích tích hợp API thương mại.
Bạn nên sử dụng mã truy cập dựa trên người dùng hệ thống để truy cập API Thương mại vì mã truy cập lấy từ người dùng thông thường có thể bị vô hiệu hóa sau một khoảng thời gian hoặc nếu người dùng đó thay đổi mật khẩu Facebook. Người dùng hệ thống biểu thị máy chủ hoặc phần mềm thực hiện lệnh gọi API đến tài sản do Trình quản lý kinh doanh sở hữu hoặc quản lý. Để biết hướng dẫn từng bước, hãy tham khảo phần Thiết lập tiện ích tích hợp API.
Bắt đầu tích hợp song song với các API danh mục, quản lý đơn đặt hàng và khuyến mãi (ưu đãi) bằng tài khoản thương mại thử nghiệm đã tạo ở bước 2: Tích hợp với API danh mục để thiết lập và vận hành một danh mục cập nhật có chất lượng cao, giúp cải thiện trải nghiệm mua hàng và tác động đến quyết định mua. Tích hợp với API quản lý đơn đặt hàng để quản lý vòng đời của đơn hàng mà người mua đặt trên các kênh Facebook và Instagram. Tích hợp với API khuyến mãi để đồng bộ các loại khuyến mãi khác nhau, cũng như xử lý các giao dịch mua và hoàn tiền trong trường hợp áp dụng khuyến mãi.
Tìm hiểu cách tích hợp với các API này để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng dành cho Cửa hàng của chúng tôi.
Xét duyệt ứng dụng là một phần không thể thiếu trong quy trình Phát triển ứng dụng. Bạn bắt đầu quy trình xét duyệt ứng dụng bằng cách yêu cầu các quyền riêng lẻ và mô tả cách ứng dụng sẽ dùng những quyền được yêu cầu để tiếp sức cho những doanh nghiệp mà bạn hỗ trợ. Quy trình này cho phép chúng tôi xác minh rằng ứng dụng của bạn dùng các sản phẩm và API của chúng tôi theo cách được phê duyệt. Tìm hiểu thêm về quy trình Xét duyệt ứng dụng.
Triển khai lộ trình tốt nhất để tích hợp người bán vào nền tảng Thương mại của Meta. Vào cuối quy trình này, hệ thống sẽ tạo mã truy cập cho mỗi người bán mà bạn hỗ trợ. Bạn cần lưu trữ và sử dụng mã này khi thực hiện lệnh gọi API thay mặt cho người bán đó.
Tìm hiểu hướng dẫn chi tiết về cách tạo tiện ích tích hợp quy trình tham gia lý tưởng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng dành cho Cửa hàng của chúng tôi.
Tinh chỉnh tiện ích tích hợp của bạn để xử lý các trường hợp ngoại lệ khác nhau và khéo léo xử lý lỗi. Tìm hiểu và áp dụng những cách tích hợp tốt nhất được đề xuất nêu trong hướng dẫn cách làm tốt nhất. Cuối cùng, thử nghiệm tiện ích tích hợp với đơn đặt hàng thực.
Bảng dưới đây liệt kê những Việc cần làm (JTBD) của người bán được nhóm theo các hạng mục khác nhau, mức độ ưu tiên (mức cao nhất là 0), được áp dụng riêng cho Meta hay cho các kênh khác, các yêu cầu liên quan về tiêu chuẩn chất lượng dành cho tiện ích tích hợp nền tảng Thương mại của Meta và những điểm cải thiện tiềm năng.
Hạng mục | Việc cần làm (JTBD) của người bán | Mức độ ưu tiên | Nhiều kênh/Riêng Meta | Tiêu chuẩn chất lượng: Yêu cầu tối thiểu | Tiêu chuẩn chất lượng: Điểm cải thiện |
---|---|---|---|---|---|
Tích hợp và quản lý Cửa hàng | Tích hợp vào Cửa hàng | 0 | Riêng Meta | Bên thứ ba phải sử dụng FBE | |
Xem và giải quyết các vấn đề với Cửa hàng (kể cả vấn đề BI) | 0 | ||||
Xem thông tin chi tiết và đề xuất dành cho Cửa hàng | 1 | Riêng Meta | Không áp dụng | ||
Tùy chỉnh giao diện của Cửa hàng | 2 | Riêng Meta | Không áp dụng | ||
Trả lời/giao tiếp với người mua trên Meta | 0 | Cả hai (nhiều người bán thích sử dụng Messenger/IGDM/WhatsApp để trả lời khách hàng trong khi những người bán khác sẽ dùng công cụ bên thứ ba để giao tiếp với khách hàng) | Không áp dụng | ||
Quản lý danh mục | Thêm/gỡ/chỉnh sửa sản phẩm để đảm bảo danh mục luôn mới mẻ, phong phú | 0 | Nhiều kênh | Bên thứ ba phải đồng bộ danh mục sản phẩm với Meta và xử lý lỗi Sử dụng cơ chế đồng bộ có thể mở rộng cho các trường cố định (đồng bộ toàn bộ danh mục ít nhất 24 giờ một lần và đồng bộ hóa delta 1 giờ một lần) Đồng bộ thông tin mới của trường có mức độ biến động cao (danh sách cung ứng và giá cả) gần sát thời gian thực (ít nhất 15 phút một lần) | Bên thứ ba nên đồng bộ bộ sưu tập nhóm sản phẩm với Meta |
Xem và giải quyết các vấn đề về sản phẩm dành riêng cho Meta (ví dụ: cờ BI) | 0 | Nhiều kênh (mặc dù quá trình giải quyết vấn đề thực tế có thể diễn ra trên giao diện của Meta, chẳng hạn như kháng nghị BI) | Bên thứ ba phải hiển thị dữ liệu chẩn đoán cho người bán bằng nút Kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng | ||
Xem lại và sử dụng Nội dung cộng đồng (UGC) | 1 | Riêng Meta | Không áp dụng | ||
Bán hàng/Chạy quảng cáo Cửa hàng | Chạy quảng cáo Cửa hàng | 0 | Riêng Meta | Bên thứ ba phải thiết lập người bán và gửi lại tín hiệu quảng cáo qua Pixel | Bên thứ ba nên thiết lập người bán và gửi lại tín hiệu quảng cáo qua CAPI |
Xem hiệu quả và dữ liệu phân tích (quảng cáo) | 0 | Nhiều kênh | Không áp dụng | ||
Xem hiệu quả và dữ liệu phân tích (doanh số tự nhiên) | 1 | Cả hai (mặc dù có nhiều công cụ có thể tổng hợp số liệu ở cấp cao nhưng hiện nay, chúng tôi cung cấp các số liệu doanh số tự nhiên chuyên sâu hơn qua CM) | Không áp dụng | ||
Chạy chương trình khuyến mãi (ưu đãi) | 0 | Nhiều kênh | Bên thứ ba phải xử lý các đơn đặt hàng (thực hiện, hủy đơn đặt hàng, hoàn tiền) có áp dụng khoản giảm giá tương ứng do Meta tài trợ và các khoản giảm giá tiêu chuẩn do Người bán tài trợ sau đây: Giảm giá được phân bổ cho các mặt hàng riêng lẻ trong một đơn đặt hàng Giảm giá được phân bổ cho nhiều mặt hàng trong một đơn đặt hàng (có thể với các mặt hàng còn lại) Giảm giá vận chuyển miễn phí Giảm giá Mua X tặng Y Nếu bên thứ ba là nguồn đáng tin cậy của khoản giảm giá: Bên thứ ba phải đồng bộ các khoản giảm giá tiêu chuẩn với Meta thông qua API Ưu đãi (hiện là tính năng được kiểm soát truy cập) Trường hợp khác: Bên thứ ba phải hiển thị liên kết chuyển hướng Công cụ quản lý thương mại cho người bán để đồng bộ tất cả khoản giảm giá tiêu chuẩn với Meta | ||
Triển khai đợt ra mắt sản phẩm trên Instagram | 2 | Riêng Meta | Không áp dụng | ||
Triển khai sự kiện Mua sắm trực tiếp trên Instagram | 2 | Riêng Meta | Không áp dụng | ||
Tạo các bài viết tự nhiên có gắn thẻ sản phẩm | 2 | Riêng Meta | Không áp dụng | ||
Khoản thanh toán được quản lý | Quản lý chi tiết thanh toán khi thanh toán trên trang web | 0 | Riêng Meta | Bên thứ ba phải sử dụng FBE. | |
Nhận thanh toán/xử lý khoản thanh toán tiền hoàn lại | 0 | Nhiều kênh | Bên thứ ba nên tiết lộ các báo cáo tài chính lấy được từ Meta | ||
Nhận thanh toán/xử lý khoản thanh toán tiền hoàn lại | 0 | Nhiều kênh | |||
Xử lý yêu cầu hoàn tiền | 0 | Cả hai | |||
Tạo báo cáo thuế và đối chiếu doanh số | 0 | Nhiều kênh | |||
Xử lý và thực hiện đơn đặt hàng | Quản lý khi đơn đặt hàng đến | 0 | Nhiều kênh | Bên thứ ba phải nhận đơn đặt hàng và chuyển từ Meta sang OMS | |
Thực hiện đơn đặt hàng | 0 | Nhiều kênh | Bên thứ ba phải đồng bộ trạng thái đơn đặt hàng (thực hiện, hủy, hoàn tiền) trên OMS với Meta | ||
Xử lý yêu cầu trả lại hàng và hoàn tiền do người mua và người bán bắt đầu | 0 | Nhiều kênh | Bên thứ ba phải đồng bộ trạng thái đơn đặt hàng (thực hiện, hủy, hoàn tiền) trên OMS với Meta | Bên thứ ba phải xử lý yêu cầu trả lại hàng do người mua bắt đầu thông qua Meta |